Bình chữa cháy bột khô
- Thân bình được làm từ thép chịu được áp lực cao, bình hình trụ đứng, kích thước (Ø x H): 13,6 x 43 được sơn màu đỏ lên vỏ bình,
- Trên thân bình có in nhãn, trên đó ghi thông tin đặc điểm, hình ảnh sử dụng, cách bảo quản của bình.
- Trên miệng bình có cụm van, van khóa, đồng hồ đo áp lực khí đẩy, vòi phun, ống dẫn, cò bóp.
+ Van khóa là dạng van bóp, cò bóp cũng đồng thời là tay xách, van khóa được chốt an toàn,
+ Đồng hồ đo áp lực khí đẩy bên trong bình, hiển thị trạng thái mức khí đẩy còn lại trong bình, nếu kim chỉ ở vạch xanh thì bình còn sử dụng bình thường, kim chỉ ở vạch đỏ thì cần phải đi nạp lại bình, kim chỉ ở vạch vàng thì cần phải xả bớt khí bên trong bình ra ngoài bởi lúc này là áp suất bên trong bình hiện đang cao hơn áp suất định mức của bình.
+ Vòi phun được làm từ nhựa, ống dẫn mềm, chiều dài khoảng 40 – 50cm.
Cấu tạo của bình chữa cháy bột
Bên trong bình chữa cháy có bột chữa cháy, khí đẩy, ống dẫn nối thẳng tới cụm van trên miệng bình..
+ Bột chữa cháy trong bình chữa cháy bột khô MFZ4 là dạng bột trắng, mịn, ký hiệu BC, chữa được đám cháy loại B,C(đám cháy chất lỏng, chất rắn). Trong thành phần có đến 80% là NaHCO3
+ Khí đẩy trong bình là loại khí trơ, không cháy, không dẫn điện ở điện áp dưới 50kV, thường sử dụng N2, CO2
+ Khí đẩy được nạp chung với bột chữa cháy bên trong bình, hỗn hợp này được đưa ra ngoài nhờ một ống dẫn được nối thẳng với cụm van trên miệng bình....
- Các chữ cái ABC MFZL hoặc BC MFZ, trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy bột khô đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
+A : Chữa các đám cháy chất rắn như gổ, giấy carton, bìa cứng và hầu hết các sản phẩm tự nhựa
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
- Số thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
Thông số kỹ thuật ghi trên vỏ bình:
- Tên sản phẩm: BC MFZ4 ( 4kg)
- Loại sản phẩm: Thiết bị chữa cháy
- Trọng lượng bình: 5kg
- Thời gian phun hiệu quả: 9s
- Trọng lượng trong bình: 4kg
- Tầm phun xa: 5m
Công dụng của bình chữa cháy bột khô
Bình chữa cháy BC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất lỏng, chất khí dễ cháy... Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
Chú ý khi sử dụng:
- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Công dụng của bình chữa cháy
Thành phần hóa học của bột chữa cháy
Bột trong bình chữa cháy là một dạng bột hóa học tổng hợp kháng lửa có chứa muối với thành phần hóa học NaHCO3.
Theo phản ứng hóa học sau: NaHCO3 -> Na2CO3 + H2O + CO2.
Như vậy, nếu bạn phun càng nhiều bột chữa cháy thì lượng CO2 sinh ra càng cao và khả năng dập tắt đám cháy càng lớn.
Bình bột chữa cháy có ưu điểm là chỉ có phản ứng mới sinh ra CO2 nên giảm thiểu được tối đa sự thất thoát CO2 ra môi trường.
Khi phun bột lên ngọn lửa, bột hóa học sẽ làm giảm khí O2 xung quanh ngọn lửa giúp đám cháy khó phát tán lây lan, đồng thời lớp bột kháng lửa phủ lên bề mặt cháy giúp dập tắt đám cháy nhanh chóng khó tái phát
Khi nhắc đến bình chữa cháy dạng bột, bạn sẽ ít khi nghe nói về thành phần hóa học của bột mà thường nghe nhắc tới các từ như bột BC hoặc ABC hay đơn thuần là các chữ cái xoay quanh ABCDE. Hiểu một cách đơn giản thì các tên gọi này là sự phân loại ngọn lửa trong đó lần lượt A-B-C-D là các ngọn lửa dạng Rắn – Lỏng – Khí – Điện. Như vậy ký hiệu ABCDE là khả năng dập tắt các ngọn lửa tương ứng với thành phần bột bên trong bình chữa cháy.
Để tìm hiểu chuyên sâu hơn, chúng tôi xin được nói về hai chủng loại bình chữa cháy dạng bột phổ biến tại Việt Nam gồm bình dạng bột BC và bình bột dạng ABC. Trong đó các chữ cái ABC tường trung cho các dạng cháy bắt nguồn như sau:
A – Các chất cháy dạng rắn như gỗ, vải, sắt thép,…
B – Các chất cháy dạng lỏng như xăng, dầu, hóa chất, acid,…
C – Các chất cháy dạng khí như gas, khí hóa lỏng,…
Với ba ký hiệu về hiệu ứng chữa cháy như trên ta có thể phân loại ra được các nhu cầu sử dụng cơ bản mà bình bột có thể đáp ứng tốt về nguyên lý chữa cháy. Đó cũng là lý do tại các cây xăng ta thường thấy được trang bị bình chữa cháy bột khô.
Phản ứng hóa học khi dùng bình chữa cháy
Cách nhận biết bình chữa cháy bằng bột
1. Bình bột có đồng hồ đo áp suất ngay trên cổ bình. Trên đồng hồ có kim chỉ 3 mức: đỏ – xanh – vàng. Mức xanh là mức đạt tiêu chuẩn. Mức đỏ là bình bị mất áp suất. Mức vàng là áp suất cao
2. Kí hiệu trên bình chữa cháy dạng bột thường là : MFZ đối với bình bột dạng BC và MFZL đối với bình dạng bột ABC
3. Trọng lượng bình chữa cháy dạng bột thường nhẹ hơn rất nhiều so với bình chữa cháy khí. Trọng lượng bột thường là : 1kg, 2kg, 4kg, 8kg, và 35kg là bình dạng xe đẩy.
4. Loa phun bình chữa cháy bằng bột nhỏ, thon dài và đầu loa bé chỉ bằng hai ngón tay.
>> Xem thêm: Lưới dù chống rơi
Mọi chi tiết Xin Quý Khách vui lòng liên hệ :
VẬT TƯ THIẾT BỊ AN TOÀN MINH KIÊN
VPGD: Số 171 Đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
. 0828 504 666
. 0971.282.966 ( Ms. Thoa )
. 0966.707.541 ( Ms. Thúy )
: minhkienat@gmail.com